Giấy phép quan trắc môi trường là một giấy phép do các cơ quan Nhà nước cấp phép hoạt động cho các cơ sở sản xuất nhằm theo dõi các yếu tố, nguồn thải tác động đến chất lượng môi trường và điều kiện làm việc của người lao động. Loại giấy phép này được thực hiện một cách minh bạch và tin cậy thể hiện rõ vấn đề pháp lý để kiểm soát và quản lý nguồn thải tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người.
Vai trò của giấy phép quan trắc môi trường?
Quan trắc môi trường nói chung và giấy phép quan trắc nói riêng là cơ sở để khuyến khích các cơ sở tham gia BVMT hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo lợi ích giữa doanh nghiệp – môi trường theo cách bền vững hơn. Việc đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường được thực hiện thông qua chương trình quan trắc môi trường theo thời gian và không gian.
Giấy phép quan trắc môi trường có vai trò:
Giúp cảnh báo sớm thực trạng ô nhiễm theo từng khu vực, loại hình và mức độ ô nhiễm.
Tạo nên tính chủ động để hợp lý hóa, đơn giản hóa và tạo ra khung pháp lý BVMT để các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của nhà nước.
Giấy phép là công cụ quản lý môi trường hiệu quả có sự liên kết chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với môi trường xung quanh.
Là căn cứ quan trọng thể hiện rõ những điểm còn hạn chế, thúc đẩy các cơ sở, doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sản xuất sạch hơn cũng như giảm sử dụng nguyên, nhiên liệu có khả năng gây ô nhiễm cao.
Thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý.
Điều kiện cấp giấy phép quan trắc môi trường
Hiện nay, các chương trình quan trắc môi trường quốc gia và địa phương phải phù hợp với quy hoạch BVMT như thiết kế chương trình quan trắc môi trường nước, không khí. Đối với chương trình quan trắc quốc gia do Bộ TNMT phê duyệt, chương trình quan trắc địa phương cấp tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, mỗi chương trình quan trắc sẽ được rà soát, điều chỉnh định kỳ 5 năm hoặc khi có những yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong việc BVMT chung.
Trong giấy phép quan trắc môi trường phải thể hiện rõ vị trí được lựa chọn, thiết kế chương trình quan trắc phải đảm bảo tính đại diện, đặc trưng ở từng khu vực. Nội dung phải đánh giá hiện trạng, giám sát nguồn tác động nguồn thải phát thải ô nhiễm đối với môi trường phải quan trắc, đáp ứng nhu cầu dữ liệu, thông tin cần thu thập.
Công tác quan trắc môi trường được thực hiện thường xuyên, liên tục. Do đó, báo cáo kết quả quan trắc môi trường phải có tác dụng kiểm soát chất lượng, đảm bảo tính đại diện và phản ánh khách quan về chất lượng môi trường với đầy đủ thông tin, số liệu được cập nhật kịp thời.
Do đó, quan trắc môi trường đảm bảo sự phát triển môi trường, khắc phục những hậu quả ô nhiễm và mang đến môi trường sống tích cực cho con người và sinh vật.
Các nguyên tắc chung về giấy phép quan trắc môi trường
Giấy phép quan trắc môi trường là hồ sơ môi trường mang tính pháp luật, là kết quả trong quá trình sản xuất, kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp. Giấy phép quan trắc hay báo cáo quan trắc môi trường định kỳ phải phát huy có hiệu quả, đúng mục đích, nội dung để tránh những hạn chế những sai phạm không đáng có của cơ sở. Vì thế giấy phép quan trắc phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cơ bản dưới đây:
Giấy phép phải áp dụng với tất cả những cơ sở có khả năng gây ô nhiễm cao làm cơ sở để tiến hành các mục đích sản xuất, kinh doanh.
Cần liên kết chặt chẽ với báo cáo đtm đã được phê duyệt
Các cơ quan cấp phép phải đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và phù hợp với nội dung cấp phép.
Cần có những quy định khác nhau trong việc định hình và quản lý dự án có hiệu quả hơn.
Giấy phép phải được thực hiện đúng với từng ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng cụ thể. Đặc biệt là phải thể hiện rõ tính chất, đặc trưng, mức độ ô nhiễm, độc hại của nguồn chất thải bằng thông số, dữ liệu cụ thể để tính toán, xem xét thể hiện rõ trong báo cáo.
Giấy phép phải có giá trị đủ lâu, các quy tắc chấm dứt và thay đổi rõ ràng.
Nếu bạn có bất kỳ nhu cầu nào về dịch vụ quan trắc môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Thành Tín theo Hotline: 0964.511.345 để được tư vấn miễn phí nhé!
Comments