top of page
Ảnh của tác giảTrần Xuân Hùng

Phương pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm hiệu quả hiện nay 2023

Hiện nay, ô nhiễm nước thải phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm nước thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt cùng với các hoạt động giao thông vận tải. Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng thay đổi về chất lượng nước vì chứa quá nhiều thành phần, tạp chất, chất độc hại và vi khuẩn, VSV gây bệnh làm giảm giá trị sử dụng của nguồn nước.


Điều này ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của các sinh vật cũng như sức khỏe con người. Phát sinh từ những điều kiện này, ngày càng nhiều tiêu chuẩn mới nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tập trung xử lý nước thải và hoàn thiện việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải.



Nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường


Ô nhiễm từ nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, nhiễm mặn, nhiễm phèn, lũ lụt liên quan đến đường phố, đô thị, khu công nghiệp, kéo theo chất bẩn xuống sông, hồ hoặc sản phẩm từ hoạt động sống của sinh vật, VSV kể cả xác chết của chúng.


Ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo: Điều này chủ yếu do nước thải từ các khu dân cư, KCN, hoạt động giao thông vận tải, hóa chất BVTV, thuốc trừ sâu, phân bón nông nghiệp,…vào môi trường nước. Trên thực tế, nguồn gây ô nhiễm chủ yếu từ hoạt động con người.


Ô nhiễm từ sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ các đô thị, khu dân cư thải ra môi trường lượng lớn chất thải chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ có nguồn gốc động, thực vật cùng nhiều mầm bệnh gây hại khác.


Ô nhiễm do nông nghiệp: nước thải từ chuồng trại chăn nuôi, nước chảy tràn, với hàm lượng phân bón hóa học lớn, chất dinh dưỡng, nito, photpho. Đây cũng là điều kiện khiến rong tảo phát triển mạnh mẽ, phân hủy nhanh gây mùi hôi khó chịu, làm mất thẩm mỹ cảnh quan đô thị.


Ô nhiễm do công nghiệp: nguồn thải từ các ngành như cơ khí, luyện kim, chế biến thực phẩm, sản xuất, hóa chất độc hại. Nước thải công nghiệp làm thay đổi tính chất vật lý, thay đổi nhiệt độ, tăng hàm lượng chất rắn hòa tan, chất



Giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường hiệu quả


Các giải pháp kỹ thuật hiện đại


  • Chủ động tìm kiếm công nghệ xử lý nước thải hiện đại như thay đổi công nghệ, tách riêng dòng thải để sản xuất sạch hơn.

  • Tìm kiếm giải pháp giảm chất thải sau phát sinh như xử lý nước thải, tái sử dụng chất thải,…

  • Tìm kiếm giải pháp cải thiện khả năng tiếp nhận chất thải như thông khí, khơi thông dòng chảy,…

  • Tìm kiếm giải pháp sinh thái như sử dụng hệ động, thực vật tự nhiên có khả năng đồng hóa chất ô nhiễm.

  • Ưu tiên sử dụng phương pháp xử lý nước thải sinh học.


Các giải pháp quản lý tổng quan


Cần ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật, văn bản dưới luật, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước.


Đối với các luật lệ kiểm soát không những mang tầm quốc gia mà cũng cần mang tính khu vực hoặc toàn thế giới.


Xác định chỉ tiêu chất lượng nước để xác định tiêu chuẩn cho phép nước thải đổ vào nguồn nước dùng cho nhiều mục đích khác nhau.


Một số chỉ tiêu liên quan đến môi trường như:


+ Tiêu chuẩn chất lượng nước nguồn dùng cho mục đích cấp nước cho sinh hoạt, đô thị, nông thôn, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản,…


+ Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp trực tiếp: cấp nước ăn uống, sinh hoạt, công nghiệp thực phẩm, dệt nhuộm,…


+ Tiêu chuẩn chất lượng nước dòng thải cho phép xả vào các nguồn tự nhiên như sông, hồ, kênh, rạch,…


Các giải pháp tài chính tiết kiệm


  • Cần quy định về lệ phí xả thải như lưu lượng, lượng chất thải và nước thải.

  • Xây dựng quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm.

  • Xây dựng khoản tài chính khuyến khích, hỗ trợ hoạt động, kiểm soát ô nhiễm.

  • Xây dựng nguyên tắc quản lý ô nhiễm bắt buộc phải có trả phí.


Các tiêu chí lựa chọn công nghệ XLNT


Hiệu quả xử lý của công nghệ như đảm bảo mức độ cần thiết làm sạch nước thải, khả năng tự làm sạch nguồn tiếp nhận.


Cần tiết kiệm diện tích đất xây dựng.


Quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải phải phù hợp với trình độ quản lý, vận hành của từng địa phương.


Tính toán đến chi phí đầu tư hợp lý trong đó có cả sự phù hợp của các công nghệ từ nước ngoài.


Công nghệ phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất thủy văn của từng khu vực cũng như khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận.


Đảm bảo công nghệ phải an toàn và thân thiện với môi trường.


Cần chú ý đến mức độ phát sinh bùn thải.


Công nghệ phải tiết kiệm được năng lượng, tái sử dụng nước thải, bùn thải sau xử lý.


Nếu Quý Doanh nghiệp cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, vui lòng liên hệ ngay với Công ty môi trường Thành Tín theo Hotline: 0964.511.345 ngay khi bạn có bất kỳ nhu cầu hoặc thắc mắc nào


3 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page