Công nghệ màng lọc MBR được viết tắt từ cụm từ Membrane Bioreactor được khái quát là sự kết hợp giữa vi sinh trong bể bùn hoạt tính lơ lửng và công nghệ màng lọc sợi rỗng trong xử lý nước thải, hàm lượng bùn trong bể sinh học sẽ được giữ lại thông qua cơ chế vi lọc của màng, nhờ kích thước nhỏ (µm) nên nước thải sau khi ra khỏi màng có chất lượng rất tốt.
Tổng quan về công nghệ MBR
Công nghệ MBR là công nghệ xử lý nước thải tiên tiến được nhiều nước phát triển và áp dụng rộng rãi trong vòng hai thập kỷ qua. MBR là sự kết hợp giữa hai quá trình cơ bản trong một đơn nguyên:
+ Phân hủy sinh học chất hữu cơ
+ Kỹ thuật tách sinh khối vi khuẩn bằng màng vi lọc (micro-filtration).
Hệ thống MBR có hai dạng chủ yếu: MBR đặt ngập mà mặt ngoài phần lớn được đặt chìm trong bể phản ứng sinh học hiếu khí và dòng thấm được tháo ra bằng cách hút hoặc bằng áp lực và MBR đặt ở ngoài bể phản ứng (hoặc MBR tuần hoàn), hỗn hợp lỏng được tuần hoàn lại bể phản ứng ở áp suất cao thông qua modul màng. Dòng thấm qua màng bởi vận tốc chảy ngang qua màng cao. Màng được rửa sạch bằng khí, nước rửa ngược và hóa chất.
Công nghệ mới này có thể duy trì nồng độ bùn hoạt tính ở mức cao trong bể phản ứng mà không cần sử dụng bể lắng để tách chất lỏng trộn lẫn với bùn hoạt tính. Kết quả là nước qua xử lý có chất lượng cao hơn cũng như tiết kiệm không gian và giảm chi phí hoạt động được thực hiện. Do việc kiểm soát bùn ở bể lắng được loại bỏ nên hệ thống xử lý nên tính năng bảo trì thấp hơn, việc tách cặn không cần đến bể lắng bậc 2. Một hệ thống MBR có thể thay thế từ 3 – 4 công trình nhỏ của công nghệ truyền thống.
Nguyên lý hoạt động màng MBR
Màng lọc MBR được đặt trong bể sinh học hiếu khí lơ lửng Aerotank
Nước thải được thẩm thấu qua màng lọc vào ống mao dẫn nhờ những vi lọc có kích thước rất nhỏ từ (0.01 ~ 0.2 µm), chỉ cho nước sạch đi qua giữ lại bùn, chất rắn vô cơ, hữu cơ, vi sinh trên bề mặt màng
Hệ thống bơm bút sẽ hút nước từ ống mao dẫn ra bể chứa nước sạch, bơm hút được cài đặt hoạt động 10 phút chạy, 1-2 phút ngừng hoạt động tùy theo mức hiệu chỉnh.
Khi áp suất trong màng vượt quá áp suất 50kpa so với bình thường (từ 10 – 30 kpa) thì hệ thống bơm hút sẽ ngừng hoạt động, đồng thời kích hoạt bơm rửa ngược để rửa màng đảm bảo màng không bị tắc nghẽn.
Ưu điểm của công nghệ màng MBR
Ưu điểm
– Công nghệ MBR được xem là công nghệ mới, triển vọng của tương lai có thể loại bỏ chất ô nhiễm khá triệt để.
– Màng lọc MBR có thể sử dụng cho bể sinh học hiếu khí và kỵ khí Sự kết hợp màng lọc MBR và bể sinh học như là một giai đoạn trong quy trình xử lý nước thải đóng vai trò thay thể bể lắng 2 giúp ti.ết kiệm diện tích, đồng thời có thể hoạt động ở nồng độ bùn cao hơn, giúp giải quyết
– Nước thải đầu ra có chất lượng tốt do loại bỏ được vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, Coliform, E-Coli gây bệnh .
– Do hoạt động ở nồng độ bùn cao nên hiệu suất của công nghệ màng tăng từ 20-30%, nước thải sau xử lý có thể tái sử dụng cho việc tưới cây, vệ sinh …
– Có thể thiết kế dạng modul áp dụng được nhiều quy mô công trình Màng lọc MBR được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl nên tuổi thọ cao, đảm bảo được độ bền và độ ổn định của hệ thống xử lý.
– Tiết kiệm diện tích xây dựng vì thay thế cho toàn cụm bể Aerotank -> lắng -> lọc -> khử trùng
Phạm vi áp dụng
Công nghệ XLNT bằng MBR phù hợp để xử lý loại nước thải đô thị và công nghiệp ở các khu vực có yêu cầu xả thải cao, eo hẹp về quỹ đất và không có điều kiện xử lý về bùn cặn Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn
Trên đây là những thông tin xử lý nước thải bằng công nghệ màng lọc MBR mà Thành Tín đã chia sẻ, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn lựa được công nghệ phù hợp trong xử lý.
Môi trường Thành Tín là đơn vị uy tín cung cấp các thủ tục pháp lý môi trường, xử lý khí thải, xử lý nước thải uy tín, chuyên nghiệp. Để được tư vấn trực tiếp và MIỄN PHÍ vui lòng liên hệ: 0964.511.345
Comments