top of page
Ảnh của tác giảTrần Xuân Hùng

Các yếu tố chính chi phối đến nguồn nước thải chế biến thuỷ sản

Nước thải phát sinh từ ngành chế biến thủy sản có đặc trưng gì? Chúng phụ thuộc vào các yếu tố nào? Tác động của nguồn nước thải này đến môi trường khi không được xử lý triệt để?


Sự phát triển nhanh của ngành thủy hải sản ở nước ta đóng góp vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của cả nước và thu nhập GDP. Các mặt hàng chủ yếu trong ngành có thể kể đến: mực, tôm, cá ba sa, cá tra,…


Yếu tố chi phối thành phần của nước thải chế biến thủy sản


Theo những phân tích và đánh giá chuyên môn trong ngành chế biến thủy sản thì nồng độ các chất và lưu lượng nước thải phụ thuộc vào 4 yếu tố sau:


  • Chất phụ gia, nguyên liệu sử dụng trong chế biến

  • Nguồn nước được dùng trong các hoạt động sản xuất

  • Nguyên liệu thủy hải sản được chế biến

  • Các quy trình, công đoạn chế biến thủy hải sản



Đây là các yếu tố chi phối đến độ màu, mùi và hàm lượng các chất rẳn hữu cơ,…có trong nước thải và hệ lụy về ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước từ các thành phần này cũng là bài toán khó với các giai đoạn xử lý nước thải.



Quá trình nào trong chế biến thủy hải sản phát sinh nước thải?


Ngoài nguồn nước thải sinh hoạt của cán bộ nhân viên, rửa trang thiết bị, lau sàn,…thì nước thải chế biến thủy hải sản cần xử lý phát sinh từ các giai đoạn:


Sơ chế nguyên vật liệu và rã đông


Phi lê (tách xương), làm ruột, vây,…


Quá trình chế biến: tẩm ướp gia vị, luộc, hấp, chiên,…



Tính chất đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản cần xử lý?


Phụ thuộc vào 4 yếu tố trên mà nước thải ngành chế biến thủy hải sản có tính chất đặc trưng riêng, tuy nhiên đối với các nguyên liệu thô khác nhau, có thể ước chừng lượng nước thải phát sinh, có thể lấy một vài ví dụ:


Tôm đông lạnh phát sinh từ 4 – 6 m3/tấn


Cá da trơn phát sinh từ 5 – 7 m3/ 1 tấn sản phẩm chế biến


Chế biến cua: dao động từ 20 – 25 m3/tấn


Các loại hải sản đông lạnh khác cũng phát sinh từ 4 – 6 m3/tấn


Các giải pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản


Với lưu lượng tương đối lớn, nước thải ngành chế biến thủy sản từ các nhà máy, cơ sở nếu không được xử lý triệt để sẽ để lại nhiều hệ lụy tới môi trường. Tuy nhiên, với những tiến bộ của khoa học công nghệ nói chung và sự phát triển của các giải pháp xử lý môi trường nói riêng, Quý doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều cách xử lý khác nhau như: cơ học, hóa lý, hóa học, sinh học,…để tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống.


Ngoài ra, Quý khách hàng cũng có thể tham khảo thêm một số công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải chế biến thủy sản như MBR; MBBR; SBR;…hoặc kết hợp các công nghệ xử lý này với nhau để nguồn nước đạt chuẩn xả thải theo quy chuẩn.


Mọi đóng góp và thắc mắc, bạn đọc và Quý khách hàng cũng có thể liên hệ trực tiếp với môi trường Thành Tín qua Hotline: 0964.511.345 để được tư vấn nhé!

3 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page