Hiện nay ngành công nghiệp giặt tẩy phát triển không ngừng, là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Đặc biệt, xuất hiện nhiều tại các khu đô thị, thành phố lớn, các cơ sở giặt tẩy mỗi ngày phát sinh khoảng vài chục m3 nước thải nhưng hầu như vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải chuyên biệt và đạt chuẩn.
Hơn thế, các cơ sở này thường có quy mô nhỏ nên thường xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung của khu dân cư, khu đô thị khiến nguồn tiếp nhận cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cách lựa chọn công nghệ xử lý nước thải giặt tẩy hiệu quả
Như chúng ta đã biết, nước thải giặt tẩy không chỉ đơn thuần chứa tạp chất đơn giản mà nó còn chứa nhiều hóa chất, chất tẩy rửa, dung môi độc hại, nhất là xà phòng rất nguy hiểm đối với hệ thống thủy sinh dưới nước. Ngoài ra đặc trưng của nguồn thải này còn chứa nhiều chất hoạt động bề mặt là ABS và nó thường rất khó phân hủy sinh học ở điều kiện thường.
Ngoài ra nguồn thải còn chứa một lượng nhỏ chất hữu cơ, chất vô cơ, cặn lơ lửng với hàm lượng khá lớn. Vấn đề xử lý nước thải giặt tẩy chủ yếu phải ứng dụng công nghệ xử lý hiện đại có khả năng loại bỏ hết tạp chất ô nhiễm. Và quy trình công nghệ xử lý đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như loại bỏ chất gây màu và loại bỏ chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải. Cần chú trọng đến việc ưu tiên công nghệ có chế độ vận hành đảm bảo lượng bùn thải phát sinh thấp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến các giai đoạn xử lý phía sau.
Người ta thường kết hợp sử dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau. Đầu tiên nước đi qua hệ thống lọc có chứa một số chất đông tụ để loại bỏ hết chất dạng hạt. Sự kết tủa các hạt lơ lửng làm tăng quá trình kết tủa và lắng dễ dàng hơn. Để tăng hiệu quả xử lý, người ta còn ứng dụng thêm phương pháp lọc màng. Các bộ lọc màng này có thể loại bỏ hết hạt có kích thước lớn hơn 0,2 micromet. Các vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh có kích thước lớn sẽ bị giữ lại trên bề mặt màng lọc này.
3 giai đoạn xử lý nước thải giặt tẩy mang tính ưu việt cao
Điều hòa và giảm nhiệt: tùy thuộc vào từng thời điểm xả thải, đặc biệt là thời điểm xả thải với lưu lượng lớn chứa nhiều chất ô nhiễm không ổn định. Do đó cần lưu nước thải trong bể điều hòa để có thể ổn định lưu lượng và nồng độ của nước thải sao cho phù hợp với công suất xả thải. Đối với nguồn nước có nhiệt độ cao cần có phương án hạ nhiệt độ trước khi đưa vào các bể xử lý nước thải phía sau.
Đông tụ – keo tụ: đối với nước thải giặt tẩy thì phương pháp hóa lý xử lý nước thải đóng vai trò chính để khử chất cặn lơ lửng, độ màu và các thành phần độc hại khác. Giai đoạn xử lý này giúp giảm tải cho công đoạn xử lý sinh học vừa đảm bảo sự ổn định về nồng độ ô nhiễm nước thải đầu ra cũng như hạn chế xảy ra sự cố cho hệ thống. Trong hệ thống này có hiệu quả xử lý keo tụ khoảng 80 – 90% chất rắn lơ lửng. Hiệu suất xử lý COD và độ màu từ 30 – 50%.
Xử lý sinh học: xử lý hiếu khí là công nghệ sinh học được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong các hệ thống xử lý hiện nay. Và các chủng vi sinh vật có đặc trưng xử lý chất ô nhiễm nhờ vào nguồn oxy cung cấp liên tục để oxy hóa chất hữu cơ, vô cơ và kể cả nhu cầu BOD. Cần lưu ý đến nhiệt độ nước thải trong bể hiếu khí vì khi nhiệt độ quá cao sẽ khiến các bông bùn hiếu khí có xu hướng bị vỡ ra, làm giảm mật độ sinh khối và giảm chất lượng nước tại bể lắng thứ cấp.
Lưu ý: Lượng bùn tách khỏi bể lắng sơ cấp có thể được xử lý theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể được vi khuẩn kỵ khí phân hủy để sản xuất ra khí CH4 cung cấp một nguồn năng lượng lớn. Ngoài ra bùn cũng có thể đốt hoặc ngưng tụ và tái sử dụng để làm phân bón.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc nhận tư vấn về thiết kế và xây dựng hệ thống xlnt cho các tiệp giặt, Quý khách hàng có thể liên hệ tới công ty môi trường Thành Tín qua HOTLINE: 0964.511.345 để được hỗ trợ!
Comentarios