Công ty môi trường Thành Tín chuyên lập báo cáo ĐTM trong nhiều năm qua với thủ tục nhanh chóng, hoàn thiện với chi phí hợp lý nhất. Nếu Quý Khách hàng cần hỗ trợ bất kỳ thông tin hoặc vấn đề nào liên quan đến hồ sơ môi trường, vui lòng liên hệ ngay Hotline: 0964.511.345 để được tư vấn tận tình nhất nhé!
Vai trò của báo cáo ĐTM mà bạn cần biết?
Vì sao người ta gọi báo cáo ĐTM là công cụ mang tính dự báo? Bởi lẽ báo cáo này thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. Chủ dự án có thể tự làm hoặc thuê công ty đánh giá tác động môi trường thực hiện các thủ tục pháp lý. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ dự án trình nộp lên hội đồng thẩm định. Do đó mà trong quá trình thực hiện, ĐTM sẽ phải bổ sung, sửa đổi rất nhiều hạng mục liên quan đến công nghệ, thông số, quy mô, vị trí,…
Báo cáo ĐTM từ lâu trở thành công cụ phân tích, đánh giá và dự báo những ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động kinh tế – xã hội. Cho nên ĐTM cung cấp nhiều thông tin cần thiết để hội đồng thẩm định, phê duyệt dễ dàng ra quyết định có nên tiến hành xây dựng dự án hay không. Và nếu tiến hành thì phải thực hiện như thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường và con người.
Phát triển kinh tế càng nhanh thì môi trường lại càng suy thoái. Nếu tăng trưởng kinh tế không tính đến BVMT khiến chất lượng môi trường bị suy giảm, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội. Do đó mà ĐTM giúp phân tích các vấn đề theo hệ thống cho phép đánh giá, dự báo những tiêu cực đến môi trường. Nhờ các bước lập báo cáo đtm mà chủ đầu tư dễ dàng quy hoạch phát triển theo định hướng dài lâu, bền vững hơn cũng như đề ra những giải pháp bảo vệ và xử lý môi trường.
Những vấn đề còn tồn tại trong báo cáo đtm?
Để báo cáo đtm được thẩm định, phê duyệt không thể thiếu vai trò, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định. Nội dung của báo cáo phải tuân thủ đầy đủ các quy định trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Họ sẽ là người đánh giá sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch về BVMT, bảo tồn thiên nhiên hoặc đa dạng sinh học.
Trong đó cần đánh giá đến sự phù hợp của các phương pháp đánh giá tác động môi trường. Theo đó, mỗi công nghệ sản xuất, hạng mục công trình và những nguy cơ tác động xấu đến môi trường cũng được xem xét.
Tất cả nội dung thể hiện trong mỗi báo cáo đtm đa phần là kết quả phân tích, tổng hợp số liệu môi trường trong quá trình khảo sát thực tế. Các vấn đề về hiện trạng môi trường, kinh tế – xã hội phải phù hợp với địa điểm lựa chọn của dự án.
Trong đó bao gồm đánh giá, nhận dạng, dự báo nguồn phát sinh, quy mô, tính chất nguy hại của nước thải, khí thải, CTR, CTNH cùng nhiều chất thải đặc thù khác. Chủ dự án phải đánh giá các rủi ro, tác động hay sự cố môi trường do chất thải gây ra ở hiện tại và tương lai.
Khác với các loài hồ sơ môi trường khác, đánh giá tác động môi trường là quy trình khoa học, logic bao gồm phương án thu gom, quản lý chất thải, công nghệ xử lý nước thải, xử lý bụi, khí thải; phương án thu gom, xử lý CTNH, CTR công nghiệp; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường; phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường do chất thải gây ra.
Chưa kể các quy định khác nhau về thời điểm, thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã và đang gây ra nhiều khó khăn, lúng túng cho nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý ở địa phương. Trong đó nhiều địa phương lại ưu tiên việc tăng trưởng kinh tế hơn là quan tâm đến mục tiêu BVMT. Đối với cơ quan thẩm định báo cáo đtm là nơi ra quyết định đối với chủ trương xây dựng dự án, nên quá trình này thường thiếu mức độ độc lập và khách quan cần thiết.
Khác với các ngành công nghiệp khác, hầu như không có những quy định chi tiết về đánh giá tác động đa dạng sinh học với các tiêu chí, quy định cụ thể. Cho nên báo cáo ĐTM đã thẩm định, phê duyệt có nội dung đánh giá tác động còn khá sơ sài, chưa đạt yêu cầu khi cung cấp thông tin. Đáng chú ý rất nhiều tác động xấu đến ĐDSH hầu như lại bị bỏ qua trong quy trình đánh giá.
Комментарии