Xử lý nước thải bệnh viện là một trong những khâu quan trọng để bảo vệ môi trường, nhằm tránh được những tác động xấu của chất thải y tế, nước thải bệnh viện, rác thải…đối với môi trường và cuộc sống hiện nay. Đây đang là mối quan tâm lớn của xã hội. Trong bài viết dưới đây Thành Tín sẽ chia sẻ đến bạn đọc công nghệ và quy trình xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp tiên tiến, hiệu quả và tối ưu cho chi phí vận hành.
Tìm hiểu về nguồn nước thải bệnh viện
Nguồn nước thải bệnh viện xuất phát chủ yếu từ khu vực nhà vệ sinh, nhà ăn, nước thải từ quá trình phẫu thuật, xét nghiệm, điều trị, giặt giũ, vệ sinh của người bệnh, nhân viên y tế… chứa thành phần COD, BOD cao.
Ngoài ra, nguồn nước thải bệnh viện từ quá trình chụp X quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm, nguồn này chứa nhiều chất độc hại, thuốc kháng sinh và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.
Nếu không được xử lý kịp thời và triệt để khi thải ra môi trường sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái của môi trường nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm, lây lan dịch bệnh.
Các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện không được xử lý còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến nước ao, hồ, sông mà ngấm xuống đất, tích lũy tồn đọng trong nguồn nước ngầm. Nước thải bệnh viện chứa vi khuẩn còn có thể gây bệnh cho các loại sinh vật, động vật qua nguồn nước.
Sơ đồ quy trình xử lý nước bệnh viện thải tổng quan: Nguyên lý hoạt động hệ thống xử lý nước thải bệnh viện:
– Hố thu SRC: Loại bỏ các tạp chất nổi, lơ lửng có kích thước lớn trong nước thải, có thể gây tắc đường ống, làm hỏng máy bơm. Rác được vớt loại bỏ thủ công và đem đến nơi xử lý theo quy định, nước thải sau khi tách rác được chảy về bể điều hòa
– Bể chứa – điều hòa: Trong bể chứa có lắp đặt hệ thống khuấy bằng thủy lực giúp làm đồng đều lưu lượng và thành phần nước thải về thành phần trước khi vào các công đoạn xử lý tiếp theo. Việc khuấy trộn còn có tác dụng chống lắng cặn lơ lửng để tránh làm giảm thể tích làm việc hữu ích của bể và tránh được hiện tượng phân hủy yếm khí trong thời gian nước thải lưu tại bể, điều này phát sinh mùi khó chịu.
– Bể keo tụ lắng: Từ bể điều hòa, nước thải được bơm vào ngăn trộn keo tụ. Hóa chất cần thiết (keo tụ PAC) được đưa vào nhờ bơm định lượng và khuấy trộn đều với nước thải bằng cơ cấu trộn thủy lực. Tại đây các bông keo tụ được hình thành và lắng xuống đáy bể.
– Bể xử lý sinh học hiếu khí: Loại bỏ các tạp chất sinh học hữu cơ hòa tan. Nước đi qua lớp vật liệu lọc rồi chảy vào khoang ở đáy bể. Từ đây nước được dẫn sang bể lắng thứ cấp.
– Bể lắng thứ cấp: Tách thành bùn hoạt tính. Nước trong sau khi tách bùn hoạt tính chảy vào bể khử trùng.
– Bể khử trùng: tại bể khử trùng, nước thải được trộn với hóa chất khử trùng được cấp vào nhờ bơm định lượng. Nước đã khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn thải và xả ra ngoài.
Liều lượng sử dụng là 1- 4 mg/l nước thải tương đương với lưu lượng bơm định lượng là 10 l/h. Lưu lượng này có thể điều chỉnh khi phân tích hàm lượng clo dư trong nước thải ở đầu ra xử lý.
– Bể phân hủy bùn: bùn cặn lắng từ bể lắng sơ cấp và bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được đưa về bể phân hủy yếm khí. Tại đây dưới tác dụng của hệ vi sinh vật yếm khí, bùn cặn được phân hủy làm cho thể tích bùn giảm đi nhiều và định ký được hút đưa đến nơi khác. Nước trong từ bể này quay trở lại bể chứa – điều hòa để xử lý lại.
Trên đây môi trường Thành Tín đã đưa ra giải pháp xử lý nước thải bệnh viện hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về công nghệ tiên tiến khác trong xử lý nước thải bệnh viện.
Công ty chúng tôi chỉ tư vấn, thiết kế xây dựng, lắp đặt và giám sát công trình với chi phí thấp, cung cấp các thủ tục pháp lý môi trường, xử lý khí thải, xử lý nước thải uy tín, chuyên nghiệp. Để được tư vấn trực tiếp và MIỄN PHÍ vui lòng liên hệ HOTLINE: 0964.511.345 hoặc truy cập website: https://thanhtin.net/ để biết thêm thông tin chi tiết.
Comments